Việc cải cách gộp hạng giấy phép lái xe mới có hiệu lực 1/2025 góp phần xây dựng lại luật cũ đã giảm tính hữu dụng, để đáp ứng các yêu cầu phát triển khách quan của đất nước nói chung. Từ 1/2025, gộp bằng lái ô tô B1 và B2 thành B, số loại giấy phép lái xe tăng lên 15.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định 15 loại giấy phép lái xe, hạng A1 được cấp cho người lái xe máy đến 125 cc, gộp bằng lái ôtô B1 và B2 thành B. Cùng M- LEGEND đèn tăng sáng quốc dân tìm hiểu chi tiết hơn, ý nghĩa việc gộp hạng giấy phép lái xe cùng những thay đổi mới luật giao thông ngay dưới đây.
Vì sao gộp hạng giấy phép lái xe
Hệ thống giấy phép lái xe quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 Việt Nam có nhiều chỉnh sửa so với phân hạng của Công ước Viên 1968. Nhiều phân hạng bằng lái xe máy và ôtô của Việt Nam hiện tại đã không phù hợp về dung tích xi lanh, số chỗ ngồi, khối lượng phương tiện. Việt Nam cũng chưa phân hạng với xe điện, ôtô mini buýt, xe tải cỡ nhỏ, tên gọi rõ ràng hơn cho các hạng bằng lái.
Ghi chú:
- Màu xanh nhạt: Đã ký và thông qua;
- Màu xanh đậm: Tán thành hoặc kế nhiệm;
- Màu vàng: Tuân thủ hiệp ước với tư cách là một bên không phải là quốc gia;
- Màu xám: Không ký.
Theo Luật mới gộp giấy phép lái xe máy ô tô được cấp trước ngày Luật có hiệu lực thi hành, được tiếp tục sử dụng bình thường theo thời hạn ghi trên giấy phép. Tuy nhiên khuyến khích người dân đổi giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012. Khi người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực có nhu cầu đổi, cấp lại sẽ được áp dụng theo nguyên tắc sau:
+ Người có giấy phép hạng A1 ( theo Luật giao thông đường bộ 2008) được chuyển sang hạng A, song chỉ được điều khiển xe môtô đến 175 cm3 hoặc động cơ điện đến 14 kW. Hạng A2 được đổi sang hạng A; hạng A3 được đổi sang hạng B1.
+ Người có giấy phép hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang hạng B, song chỉ được điều khiển ôtô số tự động; hạng B1, B2 được đổi sang hạng B và C1; hạng C được đổi cùng loại; hạng D được đổi, cấp lại sang hạng D2; hạng E được đổi, cấp lại sang hạng D; hạng FB2 được đổi, cấp lại sang C1E…
Chi tiết gộp hạng giấy phép lái xe
Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất thay đổi hàng loạt khi gộp hạng giấy phép lái xe, nhằm tương thích với Công ước Viên 1968 và thế giới. Từ ngày 1/1/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực với nhiều điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe. Luật quy định 15 hạng gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E, tăng 2 hạng so với luật hiện hành trong đó sau khi gộp hạng giấy phép lái xe:
+ Hạng A1 cấp sẽ cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc công suất động cơ điện đến 11kW.
+ Hạng A cấp cho người lái môtô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc công suất động cơ trên 11kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
+ Hạng B1 cấp cho người lái môtô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
+ Với ô tô, giấy phép hạng B dành cho người lái xe đến 8 chỗ ( không kể chỗ lái xe); ôtô tải và chuyên dùng đến 3,5 tấn.
So với Luật giao thông đường bộ 2008, hạng B đã được gộp giữa bằng B1 ( cấp cho không hành nghề lái xe đi ôtô đến 9 chỗ ngồi; xe tải dưới 3,5 tấn) và bằng B2 ( cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe đến 9 chỗ ngồi; xe ôtô tải dưới 3,5 tấn).
+ Giấy phép lái xe hạng C trước đây dành cho lái xe tải từ 3,5 tấn trở lên được tách thành C1 ( dành cho lái xe 3,5-7,5 tấn) và C (trên 7,5 tấn).
+ Hạng D trước đây cấp cho lái xe chở người từ 10 đến 30 chỗ được tách thành các hạng D1 ( từ 8 đến 16 chỗ, không kể chỗ của lái xe) và D2 ( từ 16 đến 29 chỗ), hạng D ( trên 29 chỗ).
+ Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ôtô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg.
+ Tương tự, các hạng C1E, CE, D1E, D2E, DE được cấp cho người lái các loại xe ôtô hạng C1, C, D1, D2, D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg.
Luật mới kế thừa Luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn quy định giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn; giấy phép hạng B và hạng C1 thời hạn 10 năm; giấy phép hạng C, D1, D2, D và các giấy phép lái xe rơ moóc chỉ 5 năm.
Ưu điểm khi gộp hạng giấy phép lái xe
Việc gộp hạng giấy phép lái xe, và tăng số loại giấy phép lái xe từ 13 lên 15 cho thấy sự phát triển đồng bộ. Tích hợp giấy tờ gọn gàng, thuận tiện và phù hợp với phân hạng của Công ước Viên năm 1968 và nhiều quốc gia phát triển. Song sự thay đổi này là quá trình không ngừng đổi mới trên 02 phương diện tư duy lý luận và phương diện tư duy thực tiễn của sự phát triển đất nước.
Gộp hạng B1 và B2 thành hạng B, tới đây, chúng ta sẽ có sự “bình đẳng”, giống nhau về độ khó trong việc học và thi sát hạch phần thực hành. Điều này sẽ giúp kỹ năng của tất cả những người có bằng hạng B sẽ nhuần nhuyễn hơn, tính an toàn cao hơn thay vì phân loại, chia nhỏ như lâu nay.
Đồng thời gộp bằng sẽ phù hợp với xu hướng của nhiều nước trên thế giới khi họ không phân chia nhỏ các loại giấy phép lái xe như Việt Nam nhưng lại đòi hỏi một mặt bằng chung về trình độ rất cao để đơn giản, giảm bớt thủ tục hành chính.
Tạo thuận lợi cho người Việt Nam sinh sống, học tập tại các nước là thành viên Công ước Viên năm 1968 không mất chi phí để đổi, học khi xin cấp giấy phép lái xe.
Để triển khai không gây ra sự xáo trộn không cần thiết cho người dân, việc gộp bằng cấp giấy phép lái xe theo hạng mới thực hiện đối với người cấp lần đầu và cho những giấy phép lái xe thuộc các trường hợp cấp đổi, cấp lại như đề xuất trong dự án luật.
>>> Xem bài viết gần đây: Vì sao nên độ đèn tăng sáng cho ô tô?
Những thay đổi liên quan gộp giấy phép lái xe
Tích hợp gộp giấy phép lái xe VNeID
Việc sử dụng thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước công dân online VNeID, có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Việc khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước được quy định như sau:
– Sử dụng thiết bị chuyên dụng để khai thác thông tin tích hợp trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước;
– Sử dụng thông tin trên thẻ căn cước qua thiết bị chuyên dụng để truy xuất, khai thác thông tin tích hợp qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh và xác thực điện tử;
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
– Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước của công dân khi được sự đồng ý của công dân đó.
Người dân có thể tích hợp vào căn cước thẻ bảo hiểm y tế, gộp giấy phép lái xe, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. ( Trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp)
Độ tuổi lái xe theo luật mới
Về độ tuổi được lái xe, Luật mới quy định người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy (dung tích dưới 50 cm3; động cơ điện không lớn hơn 4 kW); người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1.
Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE; người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE; người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE.
Xử phạt với người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt với hình thức phạt cảnh cáo. Còn đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông mà không mang theo giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm với hình thức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Trừ điểm giấy phép nếu lái xe vi phạm
Song với việc gộp hạng giấy phép lái xe, còn triển khai trử điểm nếu vi phạm luật giao thông. Ở các nước khác như Australia vi phạm vào các ngày lễ, khu vực ưu tiên sẽ bị trừ gấp đôi số điểm. Tại Châu Á ( Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia): Một năm kể từ lần vi phạm gần nhất tài xế không bị trừ điểm hệ thống sẽ thưởng bằng cách xóa vi phạm trước đó. Đồng thời tài xế sẽ được xóa toàn bộ lịch sử vi phạm nếu lái xe an toàn hai năm liên tiếp.
Tại Việt Nam luật mới quy định mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, lái xe sẽ bị trừ điểm mỗi lần vi phạm. Dữ liệu về điểm trừ sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.
Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất. Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo loại giấy phép lái xe đó.
Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe phải kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, do cảnh sát giao thông tổ chức, kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.
Theo Bộ Công an, đây là một biện pháp quản lý nhà nước, không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Mục đích là quản lý người lái xe trong suốt quá trình từ khi đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép cho đến quá trình chấp hành pháp luật. Trừ điểm bằng lái còn nhằm cải thiện hành vi, nâng cao ý thức, giúp cơ quan quản lý giám sát toàn diện quá trình chấp hành sau vi phạm của lái xe.
Triển khai chính phủ sẽ ban hành quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe; các hành vi vi phạm nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông cao.
Chưa nộp phạt nguội, tài xế không được cấp đổi giấy phép lái xe
Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định tài xế chưa chấp hành xử lý vi phạm hành chính do vi phạm sẽ chưa được đổi cấp giấy phép lái xe. Người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại trong các trường hợp như:
+ Giấy bị mất;
+ Bị hỏng không còn sử dụng được theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe;
+ Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép;
+ Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng;
+ Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
Đổi giấy phép lái xe giấy sang thẻ nhựa
Song trong lần gộp giấy phép lái xe là trọng tâm cải thiện này, GPLX giấy sang thẻ nhựa cũng có thay đổi từ “bắt buộc” sang “khuyến khích” so với dự thảo ra tháng 9/2023. Hiện nay, người đổi giấy phép không cần giấy khám sức khỏe và hồ sơ giấy phép cũ, lệ phí 135.000 đồng.
Theo dự thảo, giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, sẽ được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên đó. Bộ Công an khuyến khích người dân đang sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn cấp trước 1/7/2012, đổi sang thẻ nhựa mới ( PET). Đề xuất này nhằm chuẩn hóa dữ liệu để phục vụ quản lý theo chương trình chuyển đổi số quốc gia. Cơ quan soạn thảo kỳ vọng việc này sẽ giúp “giảm tải thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân tham gia giao thông”.
Khi người dân đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa, thông tin được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử ( VNeID). Hiện nay, giấy phép lái xe không thời hạn ( bằng A1, A2 và A3) đang tồn tại cả bản giấy và thẻ nhựa. Bản giấy hiện chưa thể cập nhật lên VNeID do không cập nhật số chứng minh nhân dân hoặc số chứng minh nhân dân chỉ có 9 số, thiếu thông tin về ngày tháng năm sinh.
Vì vậy, Bộ Công an cho rằng việc đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa sẽ hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia và phù hợp thông lệ quốc tế. So với dự thảo ra tháng 9/2023, việc đổi giấy phép lái xe giấy sang thẻ nhựa đã chuyển từ “bắt buộc” sang “khuyến khích”. Hiện nay, người đổi giấy phép không cần giấy khám sức khỏe và hồ sơ giấy phép cũ, lệ phí 135.000 đồng. Theo Cục Đường bộ Việt Nam ( Bộ Giao thông Vận tải), toàn quốc có 22 triệu giấy phép lái xe môtô không thời hạn bằng giấy được cấp từ 1995 đến 7/2012.
Cảm ơn bạn đọc!
MLEGEN.GLOBAL