Xe ô tô gầm cao là cách gọi khác của dòng xe SUV và crossover đa dụng. Hai dòng xe này đều có sự tương đồng về kiểu dáng và công năng. Bộ phận nâng đỡ, chịu tải trọng của xe SUV được phát triển độc lập hoặc trên nền tảng kết cấu khung gầm của xe bán tải, cho gầm xe cao, đáp ứng nhu cầu di chuyển trong các địa hình phức tạp. Cùng MLEGEND tìm hiểu thêm về ô tô gầm thấp gầm cao ngay bài viết dưới đây.

Xe gầm cao là gì?​

Xe gầm cao là loại ô tô có khoảng sáng gầm xe lớn, tức là khoảng cách từ mặt đất đến gầm xe cao hơn so với các dòng xe thông thường (sedan, hatchback). Điều này giúp xe di chuyển dễ dàng hơn trên các địa hình khó khăn như đường gồ ghề, đường đồi núi hoặc đường ngập nước.

Ô tô gầm cao
Ô tô gầm cao

Những dòng xe gầm cao phổ biến bao gồm SUV (Sports Utility Vehicle) và Crossover, được ưa chuộng bởi khả năng linh hoạt, không gian rộng rãi và tầm nhìn cao hơn khi lái xe.

Xe được coi là gầm cao khi khoảng sáng gầm xe (khoảng cách từ mặt đất đến phần thấp nhất của khung xe) dao động từ 180 mm trở lên.

Cụ thể:

– Khoảng sáng gầm từ 180 – 200 mm: thường thấy ở các mẫu crossover, SUV cỡ nhỏ.
– Khoảng sáng gầm trên 200 mm: xuất hiện ở các dòng SUV cỡ lớn hoặc xe địa hình chuyên dụng.
– Mức khoảng sáng gầm này giúp xe vượt qua các địa hình gồ ghề, dễ di chuyển trên đường ngập nước hoặc đồi núi.

Ưu điểm của xe gầm cao​

Xe ô tô gầm cao là một trong những loại xe có khoảng sáng gầm lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Cụ thể, các dòng xe SUV thường có thông số dao động từ 200mm – 250mm. Đây được coi là kích thước “vàng” đối với khoảng sáng gầm xe ô tô hiện nay, không những giúp cho chiếc xe hạn chế hiện tượng chạm gầm mà còn dễ dàng di chuyển trên những đoạn đường ngập nước hay địa hình hiểm trở.

Cùng với đó là ưu điểm khả năng vượt địa hình tốt, vận hành ổn định, đảm bảo an toàn khi di chuyển, nội thất rộng rãi và khoang hành lý lớn. Trong khi đó, hệ thống khung gầm của xe crossover được phát triển dựa trên dòng xe sedan nhưng có độ cao vượt trội hơn. So sánh về thiết kế bên ngoài, crossover là phiên bản nhỏ gọn của SUV. Gợi ý một số ô tô gầm cao phổ biến 2024 như: KIA SONET, TOYOTA RAIZE, KIA SELTOS, HYUNDAI KONA, MG ZS, HYUNDAI TUCSON, HYUNDAI CRETA, PEUGEOT 3008, MG HS.

Nhược điểm của xe gầm cao​

Xe gầm cao thường cồng kềnh, nặng nề khiến động cơ xe phải gánh nặng hơn, điều đó làm tốn nhiều nhiên liệu, kém linh hoạt, độ bốc hơn so với một chiếc crossover sử dụng chung động cơ. Vì gầm xe cao, thân xe nặng nên khi chạy xe ở tốc độ cao, vào cua gấp hay trên địa hình không bằng phẳng xe gầm cao dễ bị lật hơn xe gầm thấp.

Kích thước cồng kềnh khiến xe gầm cao khó di chuyển trong đô thị đông đúc hơn, khó dừng xe, cho xe đỗ. Tầm quan sát rộng nhưng điểm mù phía sau xe lại lớn hơn cũng bởi vì kích thước khá lớn cả chiều dài, chiều rộng lẫn chiều cao của nó.

Xe gầm thấp là gì?​

Trái ngược với xe gầm cao là xe gầm thấp, sedan có thiết kế gầm xe thấp và ngoại hình nhỏ gọn, hatchback, MPV cũng là điển hình cho dòng xe gầm thấp. Gợi ý Toyota Camry, Hyundai Grand i10 và KIA Morning là những mẫu xe gầm thấp, được nhiều người ưa chuộng năm 2024.

Ô tô gầm thấp
Ô tô gầm thấp

Ưu điểm của xe gầm thấp​

Nói về cảm giác sang trọng thì khó có dòng xe nào qua được các xe gầm thấp. Đây là lý do vì sao từ trước đến nay xe sedan rất được ưa chuộng. Cũng là lý do vì sao dòng xe này trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nhân, người giàu có. So với các dòng xe gầm cao đồ sộ như SUV hay CUV thì xe sedan có mức tiêu hao nhiên liệu tiết kiệm hơn do trọng lượng nhẹ hơn.

Đồng thời, lượng khí thải cũng ít hơn. Do thiết kế gầm thấp, có 3 khoang cân đối nên các dòng gầm thấp thường đạt độ ổn định, cân bằng tốt hơn so với các dòng xe khác. So với những xe 5 chỗ gầm cao hay 7 chỗ thì xe sedan có ưu thế khá nhỏ gọn. Điều này giúp xe có thể di chuyển rất linh hoạt trong phố. Cũng như các dòng xe khác, xe gầm thấp có nhiều phân hạng với đa dạng mức giá bán từ phổ thông đến cao cấp.

>>> Xem bài viết gần đây: 7 lý do vô lăng lái bị năng

Nhược điểm của xe gầm thấp​

Xe gầm thấp gây hạn chế khi di chuyển, sở trường của xe sedan chủ yếu là trong phố, đường đẹp. Còn khi cần leo lề hay chạy vào những con đường xấu, sỏi đá, nhiều ổ gà, đường ngập nước, đèo dốc… thì xe sedan bị hạn chế nhiều do gầm thấp.

Không gian xe gầm thấp bị hạn chế nhất định do kết cấu 3 khoang. Tất nhiên, các mẫu xe sedan từ hạng C, hạng D trở lên vẫn khá rộng rãi. Nhưng nếu so với các dòng xe MPV, SUV, CUV… thì xe sedan thường không thông thoáng bằng.

Khoảng sáng gầm xe ảnh hưởng đến những yếu tố nào?

Thiết kế của xe

Tương tự các kích thước khác, khoảng sáng gầm xe cũng quyết định tính chất vận hành của một dòng xe. Lý do cho khoảng sáng gầm xe sedan thường thấp chính đặc tính thường xuyên vận hành trên đường bằng phẳng, đường nhựa ít ổ gà… Đồng thời các dòng xe này thường vận hành ở tốc độ cao hơn, nên cần trọng tâm càng thấp càng tốt. Điều này thúc đẩy các nhà thiết kế cố gắng tạo cho xe một khoảng sáng gầm xe đủ cao, vừa đảm bảo sự êm ái, vừa giúp xe có trọng tâm thấp, ít rung lắc hoặc dao động khi vào cua.

Ô tô gầm cao
Ô tô gầm cao

Trong khi đó những dòng xe gầm cao, xe SUV thường phải di chuyển đa dụng hơn, linh hoạt trong nhiều tình huống và cung đường khác nhau. Và khoảng sáng gầm xe cao sẽ tạo thêm nhiều điều kiện cho xe khi lâm trận. Với một số dòng SUV cao cấp, những nhà sản xuất có xu hướng thiết kế hệ thống treo có thể nâng hạ độ cao, giúp xe vừa có được khả năng vận hành đầm chắc ở tốc độ cao với khoảng sáng gầm thấp, vừa có thể vượt các địa hình tốt hơn.

Độ cân bằng của xe

Với các dòng siêu xe thể thao, xe hiệu suất cao có thiết kế khoảng sáng gầm xe rất thấp, nhằm hạn chế tối đa lượng không khí lọt xuống dưới gầm xe, có thể nhấc bổng chiếc xe lên trời nếu chạy ở tốc độ cao. Khoảng sáng gầm xe thấp còn giúp các dòng xe này hạn chế lực cản không khí, cân bằng tốt hơn ở các góc cua.

Trong khi đó, khoảng sáng gầm xe càng cao đồng nghĩa với độ cân bằng của xe rất thấp. Ví dụ rõ ràng nhất chính là Toyota Fortuner đời đầu với khoảng sáng gầm xe quá cao, và thường hay bị lật. Điều này khiến nó cũng đi kèm với một danh tiếng xấu là “Thánh Lật”. Thế hệ hiện tại của Toyota Fortuner đã được trang bị hệ thống cân bằng điện tử và hệ thống kiểm soát lực kéo, nhờ đó đã triệt tiêu đáng kể những nguy cơ này.

Không gian nội thất

Sẽ nhiều người không nghĩ khoảng sáng gầm xe có ảnh hưởng đáng kể đến không gian nội thất. Tuy nhiên đây lại là yếu tố quyết định độ cao và thoáng của một số mẫu xe. Có thể thấy rõ nếu so sánh 2 dòng xe SUV đô thị là Hyundai Kona và Ford EcoSport. Trước khi Ford EcoSport được nâng cấp vào năm 2018, mẫu xe này có khoảng sáng gầm lên đến 200 mm, đồng thời chiều cao tổng thể là 1.658 mm.

Ô tô gầm cao
Ô tô gầm cao

Trên phiên bản facelift ra mắt năm 2018, khoảng sáng gầm xe đã giảm còn 175mm, đồng thời chiều cao tổng thể tăng lên là 1.665 mm. Nhờ đó, không gian trần xe của mẫu xe này đã cao và thoáng hơn rất nhiều. Trong khi đó đối thủ Hyundai Kona lại có trần xe khá thấp và tù túng. Khoảng sáng gầm xe Kona là 170mm, đồng thời chiều cao tổng thể chỉ 1.565 mm.

Tổng kết

Trên đây là các thông tin về các dòng xe Sedan gầm thấp và các dòng xe SUV gầm cao, cùng các ưu và nhược điểm của từng dòng nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn nên mua xe gầm cao hay gầm thấp. Chúc bạn tìm được một dòng xe ưng ý phù hợp với nhu cầu.

Cảm ơn bạn đọc!

MLEGEND.GLOBAL

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *